13 kỹ năng sinh tồn giữa rừng
Việc đốt một đống lửa có vẻ đơn giản và ai cũng có thể làm được, thế nhưng rất ít người có thể làm nó một cách chính xác hay hiểu được công dụng của mỗi loại bếp.
Nếu đi dã ngoại nhưng rơi vào tình huống mà những dụng cụ hữu ích mà bạn mang theo đều gặp vấn đề: Điện thoại không có mạng hay hết pin, đánh rơi chiếc búa, tồi tệ hơn bạn có thể bị thương hay gãy tay…
Đây là những tình huống đòi hỏi kỹ năng sinh tồn ngoài môi trường hoang dã mà nếu không biết những thủ thuật dưới đây, bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi. Vậy hãy cùng tìm hiểu những kỹ năng sinh tồn mà chúng có thể cứu sống bạn một ngày nào đó!
1. Làm thế nào để đốt một đống lửa đúng cách?
Các cách đốt lửa với 3 kích thước củi khác nhau. Ảnh: Brightside
Khi bị lạc trong rừng thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là đốt một đống lửa, điều này sẽ giúp bạn nấu ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú dữ hay giúp đội cứu hộ phát hiện ra vị trí của bạn nhờ đám khói bay cao. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách đúng để… đốt một đống lửa!
Đầu tiên, bạn cần những que gỗ nhỏ (kích thước bằng độ dày ngòi bút chì, độ dài bằng độ dài bàn tay và số lượng đủ để bạn có thể dùng hai lòng bàn tay ôm trọn như hình trên). Xếp chúng với hình chiếc lều để nhóm lửa.
Khi lửa bắt đầu được nhóm lên, bạn sẽ cần những cây gỗ có đường kính to hơn (bằng đường kính ngón cái), chiều dài bằng với độ dài cẳng tay của bạn với số lượng đủ để bạn có thể ôm chặt cả 2 tay và cũng xếp theo hình chiếc lều.
Cuối cùng, hãy sử dụng những cây gỗ lớn hơn (kích thước bằng đường kính cổ tay hay lớn hơn), chiều dài cũng bằng cẳng tay và số lượng càng nhiều càng tốt, bạn cũng xếp chúng theo hình chiếc lều và có thẻ chèn thêm những viên đá to xung quanh để giữ nhiệt tốt hơn.
2. Làm công cụ tự chế
Một chiếc búa tự chế. Ảnh: Brightside
Có rất nhiều tình huống mà bạn cần tới một chiếc búa nhưng lại đánh rơi nó trên đường, vậy hãy tự chế một chiếc búa cầm tay theo phong cách nguyên thủy mà tổ tiên chúng ta từng sử dụng, có 5 bước để chế tạo chiếc búa này (hình trên).
Bước 1: Lấy một cành cây (gỗ tươi sẽ tốt hơn gỗ khô) có độ dày sao cho khi cầm không quá to cũng không quá nhỏ, dùng 1 sợi dây buộc ở giữa khúc cây này.
Bước 2: Chẻ phần trên sợi dây ra làm hai.
Bước 3: Đặt viên đá dẹt đã chuẩn bị từ trước vào.
Bước 4: Buộc chặt viên đá này lại.
Bước 5: Bạn cần buộc thêm một lần nữa để gia cố viên đá với phần dưới của chiếc búa.
3. Cần câu cá tự động
Cần câu cá tự động. Ảnh: Brightside
Nếu chỉ có vài sợi dây mà không có cần, sẽ rất khó để bạn có thể bắt cá đúng không!? Vậy thì chiếc bẫy cá đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn không mất thời gian ngồi chờ đợi mà vẫn có thể bắt được cá.
Bạn cần tìm 2 cành cây có khấc chữ V ở đầu, 2 sợi dây, 1 móc câu và mồi nhử là giun. Sau đó tìm một cây mọc gần bờ suối và sắp đặt chiếc bẫy như hình trên. Bạn hoàn toàn có thể làm việc khác mà không cần ngồi chờ đợi cá cắn câu.
Khi cá kéo mồi sẽ làm khấc chữ V giữa hai cành cây trật ra và lực đàn hồi của cây sẽ kéo con cá lên bờ giúp bạn.
4. Làm thế nào để bắt giun đất
Cách thu hút giun đất. Ảnh: BrightSide
Một mẹo nhỏ giúp bạn có thể dễ dàng bắt những con giun làm mồi nhử cá, đó là dụng 2 cành cây, một cành cắm xuống đất, một cành khác dùng để cọ vào cành ban đầu, dao động sẽ được truyền xuống mặt đất.
Hai đến ba phút sau, giun sẽ tập trung lại và tự khắc chui lên mặt đất do tiếng ồn, đây là bí kíp của những thợ câu cá lành nghề thường sử dụng để bắt giun nên hãy yên tâm vào hiệu quả của nó.
5. Chế tạo một chiếc giáo
Cách làm giáo. Ảnh: Brightside
Nếu bạn không có dây hay móc câu, hãy làm một cái giáo như hình trên với các đầu vót nhọn, hãy dùng nó để bắt cá bằng cách dam giáo xuống mặt nước khi phát hiện cá. Đây cũng là cách săn bắt nguyên thủy mà tổ tiên chúng ta từng thực hiện.
6. Cách làm sạch cá
Cách làm sạch cá. Ảnh: Brightside
Sau khi bắt được cá, bạn cần mổ nó ra và làm sạch bên trong, đầu tiên hãy rửa sạch cá và cắt hết vây, dùng đầu nhọn của dao chèn vào phần hậu môn của cá và rạch về phía đầu cá (nhớ đừng rạch sâu quá vì sẽ làm hỏng phần bên trong).
Cắt phần hàm dưới cá và dùng ngón trỏ giữ chặt như hình trên trước khi kéo phần bị cắt ra bằng tay còn lại, bây giờ bạn có thể làm sạch phần bên trong cá trước khi nướng nó lên.
7. Nhận biết các loại động vật dựa vào dấu chân của chúng
Mỗi loài có dấu chân đặc trưng. Ảnh: Brightside
Việc phân biệt các dấu chân của động vật hoang dã sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đi săn hay tránh các loài ăn thịt nguy hiểm vì mỗi loài đều có dấu chân đặc trưng của mình.
8. Sơ cứu cánh tay bị trật khớp
Hai cách chữa trật khớp nhanh chóng. Ảnh: Brightside
Trật khớp quả là tình huống không mấy dễ chịu, nhất là khi bạn đang bị lạc giữa rừng. Nếu có hai người, hãy đặt người bị trật khớp nằm dưới đất và dùng chân (đã bỏ giày ra) và đặt vào nách nạn nhân.
Nắm phần cổ tay thật chặt và kéo dọc cơ thể nạn nhân đến khi nghe một tiếng click nhỏ, còn trong trường hợp chỉ có một mình, hãy nằm trên một bề mặt thân cây đổ và sử buộc một vật nặng 4,5 đến 9 kg bên dưới rồi nằm yên trong vòng 15 – 20 phút.
9. Cách khâu vết thương đúng
Khâu vết thương đúng cách. Ảnh: Brightside
Nếu bạn bị một vết thương sâu, có rất nhiều cách để khâu vết thương lại và hình trên chỉ là minh họa cho một trong những cách làm đó (nhưng hãy nhớ là hơ kim qua lửa trước để tránh nhiễm trùng vết thương sau này).
10. Cách tạo nơi trú ẩn an toàn
Cách xây dựng một nơi trú ẩn an toàn. Ảnh: Brightside
Nếu không có lều, bạn sẽ phải tự tạo một chỗ ngủ an toàn cho mình, hãy thực hiện các bước đơn giản trên để tránh thú dữ và giữ ấm cho bạn khi đêm xuống.
11. Bếp ngầm kiểu Dakota
Cách làm một chiếc bếp hiệu quả. Ảnh: Brightside
Đây là chiếc bếp ngầm giúp bạn nấu ăn mà không lo trời sẽ mưa hay khi thời tiết xấu như tuyết rơi chẳng hạn. Chiếc bếp sẽ cung cấp lượng nhiệt tối ưu cho bạn mà lại rất dễ thực hiện.
12. Biển báo hiệu
Biển báo hiệu. Ảnh: Brightside
Bạn cùng nhóm của mình có thể tạo nên một bảng báo hiệu bí mật để giúp các thành viên có thể nhận biết nguy hiểm hay tập trung lại với nhau khi bị lạc. Điều này hoàn toàn phục thuộc cách mà bạn quy ước ý nghĩa của những thông điệp này.
Bạn có thể tham khảo bảng báo hiệu đơn giản như hình trên hoặc tự mình tạo nên một bảng báo hiệu khác, tốt nhất là hãy dùng các vật liệu có sẵn ngoài tự nhiên.
13. Các kiểu bếp cần biết
Các kiểu bếp thông dụng. Ảnh: Brightside
Tuy đều cung cấp nhiệt nhưng mỗi loại bếp lại có những ưu nhược điểm riêng, ví dụ:
Bếp kiểu Thụy Điển có thể cháy trong thời gian dài (khoảng 5 tiếng) và có thể cháy khi có gió mạnh nhưng ngọn lửa lại không lớn. Bếp lửa nghiêng sẽ nhanh chóng cung cấp nhiệt nhưng thời gian cháy cũng khá nhanh và dễ bị dập tắt khi có gió.
Vì vậy, hiểu và sử dụng các loại bếp phù hợp trong điều kiện môi trường tương ứng cũng là điều hết sức quan trọng khi bị lạc ngoài môi trường hoang dã.
Theo Soha